TOP NHỮNG VI PHẠM CẦN TRÁNH KHI LIVESTREAM TRÊN TIKTOK
TikTok là nền tảng có đông đảo lượng người dùng và đa dạng lứa tuổi. Vì vậy các nguyên tắc cộng đồng của TikTok được đưa ra một cách chặt chẽ và nhất quán, để có thể quét và tránh những nội dung, hình ảnh không phù hợp. Vì thế bạn cần hiểu những vi phạm cần tránh khi livestream để đem lại một trải nghiệm an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
GMV TikTok là gì? Cách tăng GMV TikTok?
TIKTOK SMB SUMMIT 2024: WINSUN “HÓT HÒN HỌT”
1. Nhắc tên nền tảng khác trên livestream
TikTok đặt ra các quy định nhằm giữ chân người dùng, tránh điều hướng sang nền tảng khác, đồng thời kiểm soát nội dung trên nền tảng này. Do đó việc nhắc đến tên hay hiển thị thông tin liên hệ từ các nền tảng khác như Facebook, Zalo, Shopee, Lazada,… trong livestream bị cấm. Việc vi phạm quy định này có thể dẫn đến cảnh cáo hoặc khóa tài khoản vĩnh viễn tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Để tránh bị cấm, bạn nên tập trung tạo nội dung chất lượng, tuân thủ nguyên tắc cộng đồng và không đề cập đến các nền tảng khác khi livestream trên TikTok. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm cách nhắc các nền tảng khác trên TikTok bằng các thuật ngữ khác như:
– Facebook: phở bò hoặc ép bê (Fb).
– Zalo: dép lào, dá lồ hoặc dét lờ (Zl).
– Shopee: Sàn S, sàn cam.
– Youtube: Sàn Y dài.
2. Giới thiệu sản phẩm không có trong cửa hàng
TikTok hiện nay cấm người dùng giới thiệu sản phẩm không có trong cửa hàng của bạn. Quy định này xây dựng nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Bởi việc giới thiệu sản phẩm không có trong cửa hàng có thể tạo cơ hội cho người bán lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Ngoài ra, thông qua quy định trên, TikTok sẽ dễ quản lý nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm, bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng. Cuối cùng, quy định cũng giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh trên nền tảng TikTok.
3. Lỗi khung hình tĩnh
Khi bạn phát livestream nếu trên live của bạn không có người hoặc không có sự tương tác giữa người với người trên livestream, TikTok có thể nhận biết thành phiên live ảo hay nội dung spam, gây trải nghiệm kém cho người xem và tạo cơ hội cho các nguy cơ gian lận trong quá trình bán hàng. Vì thế TikTok có thể sẽ cấm phiên Livestream của bạn nhằm bảo vệ nguyên tắc cộng đồng.
4. Xuất hiện trẻ em một mình trong livestream
Việc trẻ em livestream một mình tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kẻ xấu có thể lợi dụng để bình luận khiếm nhã, quấy rối hoặc yêu cầu thực hiện hành vi không phù hợp. Thông tin cá nhân của trẻ như vị trí nhà cửa, trường học có thể bị lộ qua livestream, tạo cơ hội cho kẻ xấu thực hiện hành vi bắt cóc hoặc lừa đảo. Trẻ em cũng có thể bắt chước hành vi không phù hợp từ những livestream khác hoặc vô tình quay lại những hình ảnh nhạy cảm.
Vì thế TikTok TikTok đã ban hành chính sách cấm livestream khi chỉ có trẻ em một mình, nếu có sự xuất hiện của trẻ em cần phải có ít nhất một người lớn nằm trong khung hình. Quy định này nhằm mục đích bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ tiềm ẩn trên môi trường trực tuyến, bao gồm lạm dụng, quấy rối, lừa đảo, và tiếp xúc với nội dung không phù hợp.
5. Những hình ảnh nhạy cảm
Theo quy định của TikTok, người bán không được mặc các quần áo quá nhạy cảm, để lộ quá nhiều da thịt…Trong quá trình livestream, hệ thống TikTok sẽ quét và khóa phát sóng trực tiếp. Vì thế trong quá trình livestream, bạn nên lựa chọn những trang phục kín đáo và phù hợp với quy định mà TikTok đưa ra.
6. Lỗi thông tin cá nhân
Theo Chính sách cộng đồng của TikTok, người dùng không được phép chia sẻ các thông tin cá nhân của bản thân hay của người khác trên nền tảng. Quy định này nhằm giúp nâng cao các biện pháp bảo mật để bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro trên nền tảng TikTok, tạo một môi trường livestream an toàn và lành mạnh.
7. Lỗi phát lại livestream
Phát lại phiên live chứa một số rủi ro cao hoặc có thể chứa những nội dung vi phạm như là video được quay dựng sẵn, ăn cắp video từ một nguồn khác. Khi sử dụng video phát lại livestream, hệ thống TikTok sẽ quét và nhận biết rằng tài khoản của bạn đang spam video và có thể cấm tài khoản của bạn vĩnh viễn. Vì thế bạn cần cẩn trọng để tránh vi phạm trên.
8. Phiên live có chứa nội dung gây kích động
TikTok đã và đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để hạn chế và loại bỏ hoàn toàn các nội dung kích động trên Live. Nỗ lực này xuất phát từ cam kết của TikTok trong việc xây dựng một môi trường an toàn và lành mạnh cho người dùng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên.
Nội dung kích động trên Live tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bao gồm:
– Khuyến khích bạo lực và thù hận: Những lời nói kích động bạo lực hoặc thù hận có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm ngoài đời thực, gây tổn hại đến bản thân và người khác.
– Gây tổn thương tinh thần: Nội dung kích động có thể gây tổn thương tinh thần, đặc biệt là đối với những người dễ bị ảnh hưởng, bao gồm trẻ em và thanh thiếu niên.
– Lan truyền thông tin sai lệch: Nội dung kích động thường đi kèm với thông tin sai lệch và tin giả, có thể gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến xã hội.
– Các nội dung nhạy cảm liên quan đến chính trị, xã hội
Việc TikTok cấm các phiên live có chứa nội dung kích động là một bước đi quan trọng để bảo vệ người dùng và tạo dựng môi trường lành mạnh trên nền tảng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa TikTok, người dùng và các bên liên quan khác.
KẾT LUẬN
Đây chỉ là những lỗi vi phạm phổ biến khi livestream trên TikTok. TikTok có thể bổ sung hoặc thay đổi các quy định của mình bất kỳ lúc nào. Do đó, bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất từ Trung tâm Trợ giúp TikTok để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng.
Việc tuân thủ các quy định của TikTok sẽ giúp bạn có những trải nghiệm livestream an toàn, thú vị và hiệu quả. Hãy luôn là một người dùng thông minh và có trách nhiệm!
WINSUN GROUP.VN
Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ WINSUN để biết thêm những thông tin mới nhất về thông tin hữu ích cũng như dịch vụ livestream của chúng tôi.
Tham khảo các gói dịch vụ livestream tại đây