ĐƯỜNG ĐUA MỚI NỔI: LIVESTREAM BÁN ĐỒ ĂN NHANH
Thời đại 5.0, khi con người có kết nối mạnh mẽ với công nghệ, đời sống được bao quanh của những tiên tiến của xã hội, việc tiếp cận với các tiện nghi trở nên dễ dàng hơn. Trong đó, mua sắm qua các ứng dụng đã trở thành một xu hướng không thể thiếu, không chỉ giúp người dùng tiết kiệm thời gian, các ứng dụng còn mang lại sự tiện lợi tối đa khi chỉ cần một cú “click” đã có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Sự phát triển mạnh mẽ ấy thúc đẩy tăng trưởng vượt trội trong xu hướng công nghệ ngành F&B, mở ra cơ hội kinh doanh mới cho các nhà hàng trong thời đại số hóa.
Xu hướng “nghiện săn” Livestream ở giới trẻ
Từ những ảnh hưởng của đại dịch, xu hướng mua hàng dần thể hiện sự tăng trưởng trong hình thức trực tuyến thay vì trực tiếp. Các sàn thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt hơn, khi livestream kết hợp trở thành hiện tượng cho thấy những biến đổi trong hành vi người tiêu dùng trên toàn cầu. Theo nghiên cứu mới nhất từ Cốc Cốc về “Những xu hướng mới của người tiêu dùng Việt”, 51% người dùng Gen Z cho biết đã từng xem và mua hàng qua livestream và cứ 5 Gen Z sẽ có 2 người thích xem các phiên livestream bán hàng (Khảo sát về hành vi mua sắm của Gen Z, Shopee).
Sự đón nhận tích cực xu hướng này từ giới trẻ đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh đầu tư vào mô hình livestream bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là Shopee và Tiktok Shop. Bên cạnh đó, xu hướng thịnh hành này yêu cầu các doanh nghiệp vận hành phiên livestream hấp dẫn và thu hút khách hàng nhằm cạnh tranh với không chỉ đối thủ trong cùng ngành hàng mà cũng như các ngành hàng khác. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu khắt khe từ người xem, các công ty cung cấp dịch vụ livestream đã ra đời để đem đến cho các doanh nghiệp những phiên livestream chỉn chu nhất.
Sân chơi mới nổi của ngành Livestream
Vô số ngành hàng gia nhập “đường đua” livestream từ các thương hiệu quen thuộc cho đến các thương hiệu xa xỉ cho thấy sức nóng của xu hướng mới. Và gần đây, các thương hiệu bán đồ ăn nhanh đã tham gia vào cuộc đua, có thể kể đến Bánh mì PewPew đã tiên phong trong việc bán đồ ăn nhanh qua livestream từ đầu tháng 3/2024. Nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, vào ngày 13/06 KFC Việt Nam – chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh đã đánh dấu lần ra mắt livestream bán hàng chính thức trên nền tảng TikTok Shop.
KFC Việt Nam không chỉ tập trung yếu tố thương mại khi livestream tung deal gà rán mà còn đề cao tính giải trí, tương tác trong các phiên livestream của nhãn hàng. Giờ đây, chỉ cần lướt TikTok khách hàng đã được thỏa mãn nhu cầu giải trí và nhận đồ ăn ngon giao tận nơi chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ. Không những thế, KFC Việt Nam còn áp dụng chiến lược tung các combo khác nhau ở mỗi phiên livestream kích thích sự tò mò của người xem giúp kéo doanh số lên đáng kể. Kết hợp với TikTok Shop, livestream của KFC có hãng loạt ưu đãi về giá khi áp dụng voucher mà phí giao hàng nhanh chỉ 10.000 đồng cho 1 đơn hàng.
Với tham vọng lấn sân sang lĩnh vực F&B, TikTok sẽ cho một số thị trường ở Đông Nam Á trải nghiệm tính năng mua theo nhóm và bán voucher ăn uống cho các nhà hàng, tương tự như các app giao đồ ăn Grab Food, Shopee Food…. Ngoài ra, đại diện TikTok Việt Nam cũng khẳng định rằng: “Việc ra mắt TikTok Shop mở ra một cơ hội hấp dẫn cho các thương hiệu F&B nổi tiếng như KFC. TikTok là nền tảng phát triển mạnh với nội dung video ngắn và hấp dẫn, rất phù hợp để KFC giới thiệu các món ăn của mình một cách đẹp mắt.”, nhấn mạnh mong muốn phát triển TikTok Shop ở lĩnh vực F&B.
Có phải là “mối đe dọa” của các ứng dụng giao đồ ăn?
Ông Stephen Nguyễn, Co-founder & CGO Byte Media – đơn vị phụ trách triển khai chiến dịch cho KFC Việt Nam cho biết rằng “Sau 4 phiên livestream của KFC, ROAS (tỷ lệ doanh thu trên chi phí quảng cáo) đã tăng từ 400% lên hơn 1.000% so với trước đây”, cho thấy đây là một mô hình tiềm năng dành cho các nhà hàng, mở ra một kỷ nguyên mới đối với ngành F&B Việt Nam. Sự quan tâm đông đảo từ người xem dường như là lợi thế để TikTok tiến xa hơn trong cuộc đua với các app giao đồ ăn vốn đã quen thuộc (Grab Food, Shopee Food, beFood…) đối với khách hàng Việt.
Liệu đây có phải là “mối đe dọa” với các ứng dụng giao đồ ăn? Nhìn chung, các app giao hàng quốc dân và TikTok Shop đều đang trên đường đua chứng minh khả năng chuyển đổi lượt xem thành lượng khách hàng thực tế đối với các nhà hàng. Dự đoán sẽ đem đến nhiều tiện ích mới thông qua các tính năng và ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng trong tương lai.